TỔNG HỢP NHỮNG KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI CÓ HỎA HOẠN

Ngày đăng: 09.04.2018 / Lượt xem: 2872

Khi xảy ra hỏa hoạn mọi người thường mất bình tỉnh nếu không có những kỹ năng cần thiết sẽ dễ dẫn đến việc tháo chạy loạn xạ khiến dễ bị hít phải khói khí độc gây ngạt khí. Đây cũng chính là nguyên nhân lớn nhất gậy ra tử vong trong vài giờ đầu của vụ cháy. Vì vậy để tránh gặp rủi ro, nguy hiểm mọi người cần ghi nhớ những kỹ năng cần thiết dưới đây:

                  

1/      Định hướng lối thoát hiểm, hành lan chạy ra ngoài, cần tập cho mình thói quen kiểm tra xung quanh khi đến một nơi mới. Việc này không tốn nhiều thời gian và sẽ giúp ta chế ngự được hoảng loạn, quyết định nhanh và hợp lý khi có hỏa hoạn.

2/      Khi ngửi thấy mùi khói thì phải bò ra phía cửa, không nên chạy ngay khi bạn vẫn chịu đựng được khói. Vì sao? Vì bạn phải giữ gìn đôi mắt, lá phổi lâu chừng nào tốt chừng ấy. Khi mở cửa hãy dùng tay sờ mó nó, nếu cánh cửa hoặc tay nắm quá nóng chứng tỏ lửa đang cháy ở bên ngoài – Bạn hãy hé cửa từ từ và quan sát phía ngoài, đánh giá tình hình trong lúc tay bạn vẫn giữ cánh cửa.

3/      Khi chạy ra ngoài, bạn hãy cúi khom và men theo bờ tường để giữ được phương hướng trong hoảng loạn lửa và khói. Nếu bạn đi giữa hành lang, dòng người náo loạn sẽ xô ngã bạn – khi đến lối thoát và bước xuống cần nhớ là đi xuống chứ không phải bò xuống, tay vịn vào lang can, đừng xem nhẹ điều này vì dòng người sẽ đẩy ngã  bạn và rất có thể bạn sẽ không gượng dậy được (vụ chập điện tại Công ty POUCHEN, do hoảng loạn chen lấn lẫn nhau làm hơn 50 công nhân bị thương, trong đó có gần 20 CN bị thương rất nặng do dẫm đạp lên nhau).

4/      Nếu như không có mặt nạ chống độc bạn có thể dùng một mảnh vải xé vội từ áo, quần… thấm lên chút nước bịt vào mũi (nhớ nên xếp vải hình tam giác, một cạnh được ngậm vào miệng sẽ giúp lọc khí và dễ thở hơn). Tất nhiên là biện pháp tạm thời chịu đựng trong thời gian ngắn để chạy thoát ra khỏi nơi có khói lửa. Ngoài ra cũng có thể nín thở vài mươi giây khi khói độc tới, không la to vì sẽ bị ngạt khói ngay – khi chạy khỏi phòng nếu trong bàn làm việc có chai nước thì nên nhớ mang theo tưới lên khẩu trang hoặc mảnh vải mà bạn đã xé từ khăn hay áo quần… nó sẽ giúp chống phỏng và hít thở dễ dàng hơn.

5/      Khi mở cửa cần kiểm tra nhiệt độ cánh cửa, tránh để lửa tạt vào người.Nếu nhiệt độ quá cao phải tìm lối thoát hiểm khác.

6/      Khi lửa táp vào người, không được bỏ chạy bởi càng chạy lửa sẽ càng cháy mạnh. Hãy dùng vải, khăn, quần áo, mousse xốp, giấy thấm nước ốp mạnh quanh người lửa sẽ tắt.

7/      Trong trường hợp không có lối thoát, cần phải chạy ra cửa sổ, ban công dùng thang dây để leo xuống đât. Nếu không có bạn có thể dùng đồ vải nối lại( phải có kỷ năng cột nối chắc chắn) Tuyệt đối không được nhảy từ tầng quá cao xuống đất nếu không có sự hổ trợ hướng dẫn từ bên dưới.

8/      Khi Bạn thật sự đã lâm vào tình trạng bị khói – lửa cô lập, việc phải làm là đừng làm mất bình tĩnh, bạn vẫn còn khả năng tự vệ. Việc đầu tiên là mở cửa sổ để thông khói, có thể dùng ghế hoặc vật khác để phá vỡ cửa sổ (phá cửa là điều bất đắc dĩ, nếu bên ngoài lại có khói – lửa coi như bạn đã dính bẫy vì khói sẽ tràn vào mà cửa sổ đã bị vỡ), vì thế bạn phải cẩn thận khi thao tác.Nếu có nước, hãy cho nước vào đầy thùng – thau hoặc bồn tắm. Thắm ướt các tấm khăn, vải, quần áo nhét vào các khe cửa để tránh khói vào, liên tục tạt nước ra sàn – tường để làm dịu sức nóng . Bạn có thể dựng tấm nệm hoặc những vật thắm nước tấn ngay cánh cửa, kê thêm tủ – bàn – ghế cho chắc chắn – giữ cho mọi thứ luôn ướt sẽ ngăn và thông bớt khói. Nếu bên ngoài cửa sổ có lửa thì tháo bỏ màn cửa và di chuyển các chất dễ cháy ra xa và cũng phải tạt nước giữ ướt xung quanh cửa sổ. Bạn nên học cách sử dụng một số dụng cụ chữa cháy và hãy làm hết sức để tự cứu mình trong khi chờ được cứu.

        Ngoài ra, cũng cần phải ghi nhớ thực hiện các cách phòng tránh cháy nổ dưới đây:

*  Trang bị các phương tiện phòng chống cháy nổ như lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy, bình chữa cháy.

*  Trang bị hỗ trợ thoát hiểm như dây thừng, thang dây để phòng ngừa những trường hợp không may xảy ra.

*  Thường xuyên kiểm tra, chú ý tới các địa điểm dễ xảy ra cháy nổ như công tắc điện, nơi đặt cầu giao điện.

*  Chú ý cẩn thận trong quá trình sử dụng mỏ hàn, sửa chữa điện hay nơi có nguy cơ phóng điện.

*  Thường xuyên tổ chức, tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn cách xử lý sự cố, cách sử dụng bình chữa cháy để kịp thời ứng phó khi có đám cháy.

*  Luôn đề cao tinh thần cảnh giác, đề phòng cháy nổ trong mọi tình huống.Đối với các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà, khách sạn...Cần phải luôn chú trọng đến công tác bảo trì bảo dưỡng định kỳ để hệ thống PCCC phát huy được tác dụng khi cần. Nếu nơi bạn ở, hay làm việc có bất cứ vấn đề gì về kỹ thuật PCCC hãy gọi cho SQ Việt Nam để được tư vấn miễn phí " Sánh vai cùng SQ vì một cuộc sống bình yên"

Nguồn: Tổng hợp bởi SQ Việt Nam.

Chia sẻ:

Copyright © 2015 * CÔNG TY CỔ PHẦN SQ VIỆT NAM